Skip to main content

Posts

Showing posts with the label Bách Khoa

Sự tích Chim Anh Vũ và Củ Sắn Lùi

Tình hình là nhiều bạn thắc mắc tại sao gọi là "Chim Anh Vũ" và "Củ Sắn Lùi", cho nên mình đành phải thuật lại cho các bạn sự tích của hai đồng c hí này.

Những vần thơ hay về Bách Khoa

Có một ngôi trường đã hơn 60 năm tuổi, sinh viên đa phần là con trai ngành kỹ thuật, tưởng chừng như sẽ toàn những tâm hồn khô khan. Thế mà lạ thay, luôn có những vần thơ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng trong đó là đầy tâm tư của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi.

Chuyện Học Ở Bách Khoa

Hôm nay nhân dịp hoàn thành tuần học đầu tiên sau Tết của kỳ 20162 - một kỳ học dự kiến ngập hành, rảnh rỗi viết vài thứ mà mình nghĩ là có ích cho anh em. Nói là chia sẻ kinh nghiệm học hành thì hơi quá, vì mình vẫn đang còn ngập mùi hành lắm, chỉ đơn giản là những thứ mình đã trải qua mà mình nghĩ rằng, nếu nói ra sẽ giúp được ai đó khoá sau, những người cũng đang cảm thấy bơ vơ như mình ngày xưa. Hồi mới vào trường, điều mình mong mỏi nhất là tìm được một người anh hơn tuổi một chút, để anh em dễ trao đổi, người mà có kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống để học hỏi. Những chuyện dưới đây là mình trải qua và thấy phù hợp với mình, có thể người khác đọc thì thấy không hợp, thế nên tuỳ theo người đọc thấy việc gì hợp thì làm theo , còn không thì coi như chuyện vui lúc trà dư hậu tửu vậy. .

Software Engineer Levels

Khi viết được một chương trình làm được một việc gì đó hay có trong tay tấm bằng kỹ sư Công nghệ thông tin Bách Khoa, liệu bạn có tự hào mình đã là một kỹ sư phần mềm (Software Engineer) không? Chúc mừng bạn, bạn ít nhất đã ở level 1 của một Software Engineer! Level 1: Runnable program Bạn viết một chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình và nó chạy được, cho dữ liệu vào nó hiện được kết quả ra. Bạn đã hoàn thành level 1.

Gửi Sinh viên năm nhất: "Thằng Lười, Học Đi"

(Bài viết có nhiều chỗ kích động, anh em thông cảm) Anh đếch biết ngày xưa các chú giỏi thế nào, thi vào Bách Khoa được bao nhiêu điểm, học ở ngành nào; nhưng nếu sau một kỳ học ở Bách Khoa mà chú sml (GPA < 2.0) vì LƯỜI thì anh xin phép được chửi thẳng mặt chú nhé. (Có nhiều chú mà điểm thấp do hoàn cảnh gia đình, rồi không học được các thứ... thì anh không nói). Các chú kể với anh là "Ngày xưa vừa học vừa chơi thế mà em lại đậu Bách Khoa" , ừ thì cứ cho là chú giỏi đi. Thế nhưng Bách Khoa méo phải là đất dành cho những thằng GIỎI , mà là đất của những thằng CHĂM .

Sứ Mệnh Của Cuộc Đời Bạn Là Gì?

Ngày hôm nay thực sự là một ngày dài với tôi, đã có nhiều sự kiện diễn ra, nhưng có 3 sự kiện đưa tôi đến quyết định viết bài này: Đầu tiên, tôi đọc được một bài viết trên Facebook với danh nghĩa Nhà báo Lại Văn Sâm về việc làm con ở Việt Nam khó khăn thế nào. Đại ý là chúng ta từ khi sinh ra đã luôn phải sống theo khuôn phép mà bố mẹ vạch ra sẵn, sống cho bố mẹ nhiều hơn là cho mình. (Dù đó chỉ là một tài khoản FB mạo danh NB LVS, nhưng nội dung bài viết thì khá hay). Thứ hai, buổi chiều tôi có hẹn gặp một người bạn mà theo tôi là xuất sắc nhất trong lớp đại học để nói chuyện về những điều mà tôi đang còn phân vân, cùng với những dự định trong 2 năm tới trên ghế giảng đường. Đương nhiên, khái niệm "xuất sắc" của tôi chẳng liên quan gì đến điểm số cả, mà là dựa vào những gì bạn tôi đã và đang làm, tôi thật sự khâm phục điều đó. Và cuối cùng là bài viết  "Gửi những kẻ dám mơ" của tác giả Châu Thanh Vũ, được anh Cường Vũ share trên Facebook. Đây là nút thắt cuối cù

Lời khuyên giúp bạn Định hướng Cuộc đời của mình

"Ở Bách Khoa có những ông thầy vừa giỏi vừa dị" - không biết chính xác đấy là câu nói của ai nhưng sau 3+ năm học Bách Khoa thì mình đã được kiểm nghiệm và công nhận ..... nó đúng thật. Hôm trước (thực ra cũng lâu lắm rồi), sau khi đi họp lớp về, thầy Hoàng Anh Việt - cố vấn học tập của lớp mình - có viết đôi lời chia sẻ trên group lớp, và mình thấy nó rất ý nghĩa, giúp định hướng cho các bạn sinh viên Công Nghệ Thông Tin năm 3, năm 4 . Mình lưu bài này trong file .doc và để ngoài desktop để thỉnh thoảng vẫn đọc lại. Nay muốn chia sẻ lên đây để anh em cùng đọc, biết đâu mọi người thấy hình ảnh của mình trong đó và giúp định hướng cuộc đời của mình. "Năm th ứ 3, cũng còn nhi ề u th ờ i gian nhưng cũng có th ể coi là mu ộ n n ế u các em không th ậ t s ự b ắ t đ ầ u cho chính các em . Vi ệ c theo h ọ c như nh ữ ng gì nhà trư ờ ng đ ề ra s ẽ ch ỉ giúp các em có m ộ t cái cơ s ở chung như nhau và s ẽ không giúp các em có đư ợ c nh ữ ng gì các em khao

Tình yêu và Điểm cực trị

(Chuyện người thầy ở Đại học Bách Khoa Hà Nội) Hầu như năm nào thầy Nguyễn Xuân Thảo dạy Giải tích 1 cũng đều kể cho sinh viên năm nhất lúc mới vào học một câu chuyện thế này: "N gười ta gọi điểm cực trị là điểm cô đơn. Vì sao như vậy? Bởi vì xung quanh một lân cận (đủ nhỏ) của nó thì không có điểm nào cao bằng nó cả, chỉ một mình nó đứng nơi đỉnh cao nhất, vì thế mà nó rất cô đơn.

Chuyện Teamwork ở Bách Khoa môn phái

Đại Nghĩa gia trang một ngày không mưa không nắng và cũng không có bóng râm. Tu luyện ở Bách Khoa môn phái đến mùa sắn lùi thứ 4, có lúc ta thường ngồi ngẫm nghĩ về những tuyệt chiêu mà mình được truyền thụ từ các vị đại sư phụ. Trải qua bao thăng trầm cùng với hơn 100 tín, hôm nay ngày lành tháng tốt, rảnh rỗi không phải lên núi kiếm củi hay ra sông gánh nước, ta chợt ngồi nghiệm về tuyệt chiêu Tim-guộc đại pháp ( teamwork ) ở Bách Khoa môn phái. Không biết ở các chi phái khác thế nào, chứ riêng ở Ai Xi Ti chi phái của ta, các vị sư phụ rất chú trọng loại võ công này. Khi luyện thì cần có một nhóm từ 3, 4 hoặc 5 người luyện cùng nhau, mỗi người đều phải hợp sức đồng lòng kết hợp cùng với những người khác, bổ trợ lẫn nhau. Luyện thành công Tim-guộc đại pháp sẽ bổ trợ rất nhiều cho quá trình luyện những loại võ khác, đôi khi còn quyết định sự thành bại của việc luyện võ. Ta từng nghe kể rằng có vài vị sư huynh vì khinh nhờn loại võ công này mà đã dẫn đến tẩu hoả nhập ma khi luyện

Bách Khoa Đại Hiệp Truyện (Phần 2)

Sau khi thưởng thức Phần 1 của siêu phẩm, mời các bạn đến với Phần 2. .... Theo hướng chỉ tay của lão tiền bối, tại hạ quất ngựa phi như bay. Đến một chiếc cổng cong cong, như sực nhớ ra điều gì đó, tại hạ mở cẩm nang thứ ba ra xem, thì đúng là chiếc cổng này. Vui mừng không sao tả xiết, tại hạ định quất ngựa đi vào thì bị một cấm vệ quân tuýt còi, bắt tại hạ mang ngựa gửi vào nhà để xe, xong xuôi đâu đấy thu của tại hạ ba lạng bạc. Lần đầu tiên nơi đất khách quê người, không hiểu luật lệ ra sao, nên đành bấm bụng để cấm vệ quân trông nom con “Chiếu Dạ” Khi từ nơi gửi ngựa đi ra, tại hạ thấy trong các môn sinh ở đây ai nấy đều khoác choàng bào màu đỏ, chân mang tổ ong nghìn lỗ. Tại hạ lấy làm ngưỡng mộ lắm. Ngay sau đó tại hạ tìm gặp “Oanh Vũ Vương” và được thu nạp làm đệ tử.

Bách Khoa Đại Hiệp Truyện (Phần 1)

Không nhớ bắt đầu đọc được tác phẩm "Bách Khoa Đại Hiệp Truyện" từ khi nào, nhưng mình cá rằng, chỉ cần đọc một lần thôi, bạn sẽ nhớ mãi truyện này. Cũng vì hâm mộ siêu phẩm này mà mình cũng tập tành viết  Bách Khoa Tạch Môn Truyện . Dưới đây là phần 1 của siêu phẩm, mời các bạn cùng thưởng thức. ------- Kính thưa các bậc anh hùng cùng chư vị bằng hữu: Tại hạ có chuyện này mà lao tâm khổ tứ phải đến hơn một canh giờ rồi, nay mang lên đây mong các cao nhân chỉ giáo. Chuyện của tại hạ thì nó hơi dài, cũng mong các bậc anh hùng niệm tình thương xót mà thứ lỗi.  Nghe dân làng kể lại, ngày mẫu thân tại hạ lâm bồn, ban ngày mặt trời chiếu sáng, đêm đến thì có trăng có sao. Mọi người ai cũng lấy làm lạ. Lúc ba tháng tuổi tại hạ đã biết lẫy, bảy tháng đã biết bò, gần một tuổi thì đã biết đi. Lên ba tuổi, có một ông thầy tướng đi qua, thấy tại hạ ngồi chơi trước cổng, hào quang vây quanh, lại thấy trên đầu có tóc, hai mắt mọc hai bên, lỗ mũi có lông mà nằm ngay chính giữa.

Tớ Là Sinh Viên Bách Khoa

Nhân ngày Hà Nội mưa gió, Bách Khoa cũng sắp tròn 60 năm tuổi, ngồi đọc lại bài viết được truyền từ một tiền bối K5x của Bách Khoa. Ngẫm thì mọi sự nó vẫn thế, có mỗi cái là giờ suất cơm nó thành 20k/suất rồi :'( ------------- Gửi Cậu! Cô gái làm tớ đảo điên. Cậu từ chối tớ mấy lần rồi ấy nhỉ? Chẹp, vào đề hỏi câu ngu thật. Câu hỏi thì chẳng liên quan gì đến đầu đề “Tớ là sinh viên Bách Khoa” nhưng đúng là cụm từ đơn giản “Sinh viên Bách Khoa” có thể nói nên rất nhiều điều mà chưa hẳn cậu đã biết hết. Trước khi từ chối tớ thêm lần nữa, có lẽ cậu nên đọc qua. “Sinh Viên Bách Khoa nói chung là nghèo” 1. Chuyện ăn Có thực mới vực được đạo, đặc biệt với “đội quân năm 1945″ đông đảo ở đây. Quán ăn tại Bách Khoa nhiều như mộc nhĩ sau cơn mưa: cơm, cháo, bún đậu, bánh mì, phở… Cơm Bách Khoa rẻ nổi tiếng Hà Nội, có quán rẻ và có quán siêu rẻ. Bình thường thì nam 12k nữ 10k, ở đây việc ăn uống đơn giản là lấp đầy cái dạ dày đang réo rắt. Chất lượng thì tỷ lệ với giá tiền, cậu đừng bất

Bách Khoa Tạch Môn Truyện

Năm Bính Thân, tháng Ất Mùi, ngày Giáp Ngọ. Việt Nam quốc, Hà Nội thành, Đại Nghĩa gia trang, Bách Khoa môn phái. Ta vốn là một kẻ sỹ đam mê nghiệp đèn sách, xách bút nghiên tầm sư học đạo ở Bách Khoa môn phái với Hoàng sư phụ cũng đã được tầm 3 xuân. Mỗi năm môn phái đều có 4 kỳ sát hạch để kiểm tra kiến thức, tính đến giờ ta cũng đã trải qua được 12 kỳ sát hạch . Nay nhân lúc Hoàng sư phụ cho dán cáo thị thông báo kết quả kỳ sát hạch mà lòng cảm thấy bồi hồi, vấn vương, nhớ lại chuyện cũ mà thổ lộ mấy dòng này.

Cựu sinh viên K48 Bách Khoa: Hãy học đi, đừng tự biến mình thành "rác rưởi"

Chào các em! Anh là cựu học sinh K48 trường mình, và là sinh viên năm cuối sẽ ra trường trong cuối kì này. Hôm nay lên Dân Trí thấy có bài báo về học sinh trượt tốt nghiệp và ngã rẽ cuộc đời. Anh xin chia sẻ với các em câu chuyện có thật 100% về chính bản thân anh. Như các em biết đấy, học trường Lương thì đỗ tốt nghiệp là điều hiển nhiên như trái đất quay quanh mặt trời vậy. Nên không phải nói về cái đấy làm gì. Sau khi thi đỗ tốt nghiệp loại giỏi và đậu đại học. Anh thi vào cơ khí Bách Khoa . Mới đầu học nói thật là cũng hơi sốc vì cái đống kiến thức hơi khủng khiếp đại cương đấy. Sau năm đầu ăn chơi chác táng kết quả là nợ đủ để học lại nửa năm. Bắt đầu thấy chán nản. Sao hồi xưa mình lại ngu thế. Biết thế thi cha kinh tế cho nó nhàn.

Sinh viên Bách Khoa: Chuyện chính trị bên cốc trà đá

Hôm qua, khi đi bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Ký túc xá B10, qua câu chuyện của những người đứng đọc tiểu sử các đại biểu, tôi chợt giật mình nhận ra sự ngây thơ một cách kỳ lạ của phần đông sinh viên Bách Khoa về chuyện chính trị. Nhiều bạn thắc mắc những câu đại loại như "Tại sao danh sách bầu cử lại có sư thầy làm gì?", "Bầu xong thì mấy người này sẽ giữ chức vụ gì?". Họ hiểu một cách mơ hồ những khái niệm "Quốc hội", "Hội đồng nhân dân", "đại biểu Quốc hội", hoặc thực ra... họ chẳng biết quái gì về những khái niệm đó cả.

Thầy giáo Bách Khoa chế tạo hơn 70% nhà máy bia Việt Nam

Áo sơ mi, quần kaki trắng giản dị, “đậm chất” một ông đồ xứ Nghệ, lần đầu gặp mặt, khó ai có thể nghĩ rằng, PGS. TS Đinh Văn Thuận lại là Chủ tịch Tập đoàn Cơ điện lạnh Bách Khoa (Polyco), đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị nhiệt lạnh và thực phẩm, doanh thu 2.000 tỉ đồng/năm. Bắt Tây làm thầu phụ cho mình Đích thân dẫn chúng tôi tham quan Nhà máy Chế tạo Thiết bị Nhiệt lạnh và Thực phẩm số 2 tại Khu công nghiệp Từ Liêm, PGS Thuận nói với chúng tôi rằng, đây là nơi ông cùng những người bạn, đồng nghiệp và học trò của mình thiết kế, chế tạo nên hơn 70% các nhà máy bia, thực phẩm tại Việt Nam trong 20 năm qua.