Skip to main content

Sinh viên Bách Khoa: Chuyện chính trị bên cốc trà đá

Hôm qua, khi đi bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Ký túc xá B10, qua câu chuyện của những người đứng đọc tiểu sử các đại biểu, tôi chợt giật mình nhận ra sự ngây thơ một cách kỳ lạ của phần đông sinh viên Bách Khoa về chuyện chính trị. Nhiều bạn thắc mắc những câu đại loại như "Tại sao danh sách bầu cử lại có sư thầy làm gì?", "Bầu xong thì mấy người này sẽ giữ chức vụ gì?". Họ hiểu một cách mơ hồ những khái niệm "Quốc hội", "Hội đồng nhân dân", "đại biểu Quốc hội", hoặc thực ra... họ chẳng biết quái gì về những khái niệm đó cả.



Để mà giải thích một cách cơ bản nhất về cơ cấu bộ máy Nhà nước, thì bạn có thể xem hình và tự tìm hiểu những khái niệm dưới đây:



Có một sự thật đáng buồn rằng, đa phần sinh viên Bách Khoa cưc kỳ thờ ơ với chính trị. Mọi người nghĩ rằng chính trị là những thứ xa vời, đó là công việc thượng tầng, và chẳng liên quan gì đến cuộc sống của mình. Chúng ta kêu ca về những vấn đề hiển hiện ngay trước mắt như thực phẩm bẩn, giao thông ùn tắc hoặc là dành thời gian cả ngày ngồi xem những chương trình giải trí nhảm nhí trên truyền hình hay Youtube. Chúng ta chỉ quan tâm về những con điểm khô khan trên giảng đường, về chuyện ra trường có công việc ổn định để an cư lạc nghiệp hay không. Nhưng bạn tôi ơi, cội nguồn của tất cả những vấn đề trong xã hội này đều từ chính trị mà ra. Có thể chưa đến lúc bạn nhận ra rằng những quyết sách của Chính phủ về vấn đề an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến từng bữa cơm hàng ngày của bạn. Những động thái của chính phủ liên quan đến kinh tế sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến công việc của chúng ta khi ra trường. Hãy nhớ rằng chính trị là một thứ rất gần bạn và nó đang tác động đến bạn mỗi ngày.






Ở một khía cạnh khác, những câu chuyện chém gió không đầu không cuối ở Bách Khoa chủ yếu diễn ra bên những quán trà đá mọc như nấm quanh trường, và chủ đề thì thật bất tận: đồ án, điểm chác, bóng đá, gái gú và kể cả là ... chuyện chính trị. Họ bàn về Đại hội Đảng, về Biển Đông, về Ngày hội Bầu cử dưới góc nhìn của những bài viết mà họ đọc được qua Facebook, qua Internet. Hàng ngày, lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận là rất lớn, nhưng sinh viên Bách Khoa lại là những kẻ chưa đủ bản lĩnh, thậm chí có thể nói là óc quan sát và phân tích kém để nhìn nhận một bài viết dưới góc nhìn đa chiều, và họ dễ dàng tin đến 80% vào những gì đọc được. Và lẽ đời, những thông tin càng "trái chiều" với những gì được coi là "chính thống" được tiếp thụ lâu nay thì họ lại càng tin sái cổ. Họ bắt đầu tin rằng bộ máy Nhà nước đang cực kỳ nhiễu nhương, sự tự do dân chủ ở Việt Nam đang được thể hiện một cách lập lờ trong những bộ luật và bị đàn áp thẳng tay trên thực tế. Và niềm tin tiêu cực đó lại càng ngày càng lớn dần. Với khí thế hừng hực của tuổi trẻ thì tầng lớp thanh niên sẵn sàng "bung lụa" làm những gì mà mình cho là "đúng". Chính vì thế mà sinh viên là đối tượng được Việt Tân và các tổ chức chính trị đối lập tập trung kích động và lôi kéo nhiều nhất.



Tôi vốn là một người trung lập về tư tưởng chính trị. Với thể chế và tình hình xã hội hiện tại, dù có rất nhiều bất cập về tình hình y tế, giáo dục, an sinh xã hội nhưng tôi tin rằng Đảng Cộng sản vẫn sẽ vững mạnh ít nhất 20 đến 30 năm nữa. Đơn giản bởi vì hiện tại, ở Việt Nam, Đảng vẫn kiểm soát tốt Bộ máy Nhà nước, Tổng bí thư vẫn là người thống lĩnh lực lượng Quân đội và Công an, còn những vấn đề bất cập kia vẫn nằm trong tầm kiểm soát được. Về phía các tổ chức chính trị đối lập, họ vẫn chỉ là một nhóm nhỏ chưa có tổ chức rõ ràng, chưa có đường lối cụ thể để gây tầm ảnh hưởng đối với người dân, phương pháp đấu tranh lại là kích động, bêu xấu Nhà nước và thường xuyên tổ chức những cuộc bạo loạn núp bóng "biểu tình ôn hoà". Với những điều trên thì đừng mong rằng có một cuộc cách mạng hay bạo loạn lật đổ nào trong vòng ít nhất là 20 năm tới.




Vậy cuộc cách mạng này sẽ đến từ đâu?
Tôi tin rằng nó sẽ chỉ có thể đến từ trong nội bộ Đảng Cộng sản. Trên chính trường Việt Nam hiện tại, có rất nhiều những gương mặt sáng giá như ông Vũ Đức Đam, ông Đinh La Thăng, ông Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Xuân Anh... Có thể, trong 1 đến 2 nhiệm kỳ tới, khi những gương mặt trên nắm những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền, với suy nghĩ cấp tiến và cách hành xử quyết đoán, họ sẽ từng bước thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam.

Comments

Popular posts from this blog

Những vần thơ hay về Bách Khoa

Có một ngôi trường đã hơn 60 năm tuổi, sinh viên đa phần là con trai ngành kỹ thuật, tưởng chừng như sẽ toàn những tâm hồn khô khan. Thế mà lạ thay, luôn có những vần thơ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng trong đó là đầy tâm tư của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi.

Sự tích Chim Anh Vũ và Củ Sắn Lùi

Tình hình là nhiều bạn thắc mắc tại sao gọi là "Chim Anh Vũ" và "Củ Sắn Lùi", cho nên mình đành phải thuật lại cho các bạn sự tích của hai đồng c hí này.

Chuyện Bán Hàng: Niềm tin của người lạ

Thời sinh viên, tôi có làm một vài nghề, mục đích thì kiếm tiền là phụ, chủ yếu để cho mình "khôn hơn". Một trong số đó, không thể không nhắc đến Bán hàng, nghĩa là tôi tự nhập hàng về và bán lẻ. Thời năm 2016, 2017, nếu ai còn nhớ thì sẽ biết đến cái micro Karaoke hot thời đó. Nó vừa là mic, vừa là loa, chỉ cần kết nối Bluetooth với điện thoại và người dùng tha hồ hát. 1. Vị khách đầu tiên mua của tôi 2 chiếc mic, mỗi tội gọi điện đặt mua đúng lúc tôi đang về quê. Khách hỏi ship ngay được không, thế là tôi lại lóc cóc gọi điện nhờ thằng bạn cùng phòng ship hộ, với hoa hồng chia cho nó là 30.000. Nếu chuyện mua bán ổn thoả ở đó thì chẳng có câu chuyện này để kể. Vấn đề là đơn hàng đầu tiên của tôi thiếu mất sợi dây sạc cho 1 trong 2 chiếc mic, khách gọi thắc mắc. Thế nên tôi hứa hôm sau ra Hà Nội sẽ mang bổ sung. Lần này, tôi tự đi sang, mang theo cả 2 hộp mic mới, đề phòng khách có không ưng ý cái cũ thì đổi cho ngay. Đến nơi, gặp khách đang ngồi trà đá với cậu con trai ở m