Skip to main content

Posts

Một dấu mốc nhỏ

Lâu lắm mới vào xem blog, viết được mấy năm rồi mà được có 2000 lượt xem. Thật không thể tin nổi!

Sự kỳ vọng và Sự thất bại

Tôi nhớ những ngày cấp 2, khi tôi đặt sự kỳ vọng và rất nhiều niềm tin vào kỳ thi Học sinh giỏi năm lớp 9, tôi đã ôn luyện ngày đêm cho kỳ thi đó. Năm đó tôi thi Toán. Tôi ôn thi, làm đề và luôn tin tưởng rằng mình sẽ hoàn thành kỳ thi này với một kết quả tốt nhất có thể được. Nhưng rồi ...., chỉ vì một lý do lãng nhách là "không ngủ trưa" mà bài thi hôm đó tôi làm bài dưới sức mình và "chỉ" đạt giải Khuyến khích.

Évariste Galois: Thiên tài đoản mệnh

Chắc hẳn hồi đi học bạn đã từng đau đầu với những phương trình bậc 2, bậc 3, thậm chí là bậc 4. Chúng thật lằng nhằng và khó hiểu. Thế còn những phương trình bậc cao hơn 4 thì sao? Chắc phải hiếm hoi lắm, thầy giáo dạy Toán mới đưa cho bạn một vài bài. Chỉ có những học sinh siêu sao mới thích thú và chăm chỉ giải những phương trình như thế. Và, cậu học sinh Évariste Galois là một trong số đó.

Abraham Lincoln: Những lời chỉ trích chưa bao giờ là tốt

Thời trẻ, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) là một luật sư tài giỏi nhưng ngạo mạn và hiếu thắng. Ông thường viết những bài báo phê bình, châm chọc và phơi bày chuyện riêng tư của những người nổi tiếng thời bấy giờ. Hôm ấy, Lincoln ngồi đọc bài báo mới đăng của mình nói về đời tư của một chính khách, vừa đọc vừa cười rất khoái trá vì nghĩ đến bộ mặt méo xẹo của người này khi biết chuyện đời tư của mình bị phơi bày trước bàn dân thiên hạ.

Chuyện chữ "Chào"

Hồi trước ở nhà, khi gặp các ông bà, cô bác hàng xóm mình có thói quen chào đủ cả câu "Cháu chào ông/bà/bác!". Từ nhỏ đã vậy, học lên đến lớp 12 vẫn vậy. Chính vì thế nên hồi ấy đi đâu cũng được khen ngoan. Đó không hẳn chỉ là phép lịch sự mà còn như một thói quen từ bé nữa. Gặp ai mà không chào hoặc chào không đủ cả câu cứ thấy thiếu thiếu, miệng cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thế nào ấy.

Đối Diện

E: Lâu lắm không gặp, cậu dạo này thế nào rồi? M: Tớ thay đổi nhiều lắm, tớ hòa đồng hơn, hay pha trò hơn, tớ thấy mình hài hước và năng động hơn nữa. E: Có thật như vậy không? Không phải vậy đâu, tớ thì lại thấy khác, tớ thấy cậu vẫn vậy, chẳng có chút gì thay đổi cả.

Viết Cho Chàng Trai Tuổi 20

Cuộc đời của mỗi con người là một bản nhạc tuyệt vời của tạo hóa . Có những khúc nhạc cao thánh thót, vui tươi , nhưng cũng có những khúc trầm hùng, bi ai . Khi nghe lại bản nhạc tuyệt hảo ấy, mỗi người đều chọn cho mình một khúc nhạc hài lòng và tâm đắc nhất.

Chiến Lược Của Gã Ăn Mày Thông Minh

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

Bước Chân Vào Thế Giới Rộng Lớn

Khi tôi quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin thay vì Kinh tế đối ngoại hay Kiểm toán, tôi nghĩ rằng mình đã chọn được niềm đam mê cho mình để theo đuổi suốt đời. Bước chân vào cổng trường đại học với nhiều háo hức, nhiều sự bỡ ngỡ, nhưng rồi, tôi cũng dần quen với cách làm học tập, cách sinh hoạt của một chàng sinh viên đại học. Nhưng rồi, tôi nhận ra, đại học có rất rất nhiều thứ để học chứ không đơn giản như thời học sinh. Ngoài những thứ gọi là đam mê thuộc về chuyên ngành Công nghệ thông tin ra, còn bao nhiêu thứ để học, nào là Tiếng Anh, thể thao, kỹ năng mềm ... rất là nhiều. Tôi cảm thấy choáng ngợp và không biết mình phải bắt đầu học từ cái gì trước. Tôi cứ học, học mỗi thứ một ít, chẳng theo thứ tự, quy luật nào cả.

Đôi nét về GS Nguyễn Quang Diệu: GS trẻ nhất Việt Nam

Năm 2007, Nguyễn Quang Diệu được công nhận là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam. 4 năm sau, ở tuổi 37, anh một lần nữa lại lập kỷ lục trở thành GS trẻ nhất nước năm 2011 . Đắn đo mãi, cha mẹ anh mới đồng ý trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Những ngày gần đây, khi các phương tiện truyền thông ở Việt  Nam  đang “nhắc nhiều đến anh” thì Quang Diệu vẫn cần mẫn làm việc tại Viện nghiên cứu Max-Planck, CHLB Đức. “Chúng tôi rất ngại nói về con mình. Khoe khoang đã xấu, khoe khi con mình chưa giỏi lại càng xấu hơn”, GS TSKH Nguyễn Văn Khuê mở đầu.