Skip to main content

Chuyện chữ "Chào"

Hồi trước ở nhà, khi gặp các ông bà, cô bác hàng xóm mình có thói quen chào đủ cả câu "Cháu chào ông/bà/bác!". Từ nhỏ đã vậy, học lên đến lớp 12 vẫn vậy. Chính vì thế nên hồi ấy đi đâu cũng được khen ngoan. Đó không hẳn chỉ là phép lịch sự mà còn như một thói quen từ bé nữa. Gặp ai mà không chào hoặc chào không đủ cả câu cứ thấy thiếu thiếu, miệng cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thế nào ấy.
.
Thế rồi, lên đại học, năm nhất mình ở nhà bác ở một khu chung cư, hàng xóm tối ngày đóng cửa im lìm, may ra chỉ gặp nhau trong thang máy lúc sáng sớm đi làm hoặc lúc chiều muộn đi làm về. Mà cái "văn hóa thang máy" thì nó lạnh lùng đến mức kinh khủng. Năm, sáu con người xa lạ tình cờ đi chung một cái hộp sắt trong mấy chục giây, chẳng ai nói với nhau câu nào chứ đừng nói là chào nhau, và rồi dường như để khỏa lấp cái sự im lặng đến lạnh lẽo ấy, mấy cặp mắt vô hồn lại nhìn lên cái đèn biểu thị số tầng hay cắm cúi vào cái smartphone, tay thì lướt, lướt và lướt. Khi đó, một câu "chào" bỗng trở nên vô duyên. Đôi khi, sự giàu có về vật chất không đồng nghĩa với sự giàu có về mặt tinh thần.
.



Thế rồi, sang năm 2 đại học, mình xin bố mẹ không ở nhà bác nữa mà chuyền đến một khu trọ. Khu trọ có 4 tầng để ở, mỗi tầng 5 phòng, vị chi là 20 phòng, cũng phải tầm 50 con người chứ không phải là ít. Gọi là khu trọ nhưng nó cũng giống kiểu một chung cư mini, tình trạng chẳng khác cái chung cư cao cấp kia là bao, vẫn là những cánh cửa đóng im lìm, vẫn chỉ là những người hàng xóm tình cờ gặp nhau ở cầu thang bộ. Khu trọ này có giá cả khá đắt đỏ nên những anh chị ở đây cũng đều thuộc dạng nhà có điều kiện cả. Nhưng rồi mình nghĩ dù sao cũng sinh viên với nhau, chắc sẽ dễ thân hơn, với lại chào nhau một câu có mất gì đâu.
Mấy hôm đầu, gặp mấy ông anh con trai, mình chào "Em chào anh!", ông ấy nhìn mình như kiểu nhìn một người ngoài hành tinh. Mình nghĩ chắc ông ấy không nghe rõ mình nói gì. Gặp lần thứ hai, mình lại chào "Em chào anh!", lần này chào to hơn một chút và đoán chắc chắn ông ấy cũng nghe thấy, nhưng lần này ông ấy còn nhìn mình ngạc nhiên hơn, như kiểu "Thằng này bị dở hơi à?". Đến lần thứ ba, ... à mà thôi, không có lần thứ ba đâu. Sau này, ở lâu thì mình thấy ông nào ông nấy cũng đều thuộc dạng công tử, thích ăn chơi cả nên không thích tiếp xúc và kết thân nữa.
Còn mấy chị con gái thì 50/50, hầu hết các chị cũng thuộc dạng nhiều son phấn nên có chút kiêu kỳ, chào chị thì có chị đáp lại, có chị không.
Và rồi, mình quyết định chuyển trọ lần 2 sau 6 tháng ở trọ.
.
Ở bên nhà trọ này thì thoải mái hơn, có mấy chị con gái nhưng khá dễ gần, con trai thì quen trước rồi nên khỏi phải bàn. Thế nhưng có một ông anh K55 học Bách Khoa như miêu tả của chị hàng xóm là "người Việt Nam thầm lặng", không bắt chuyện với ai bao giờ. Đôi khi mình chủ động bắt chuyện thì cũng chỉ được vài ba câu là ông ấy chạy biến mất. Lúc nào cũng thấy chạy rõ nhanh trên cầu thang, như kiểu để không ai kịp bắt chuyện với mình. Thỉnh thoảng mình đi qua phòng lão và tình cờ nhìn vào trong phòng thì thấy cũng thuộc dạng nhà có điều kiện. Tự kỷ chăng?
Nhưng khổ nỗi, bác chủ có hai khu trọ và để chung một nhà để xe. Thế nên, thỉnh thoảng mình vẫn gặp những người ở khu trọ bên kia. Và mấy lần mình chào thì mấy ông ấy cũng lại nhìn mình như kiểu "Thằng này dở hơi à?".
Phải rồi, ở giữa một cái xã hội im lặng thì những người cất tiếng "chào" người khác đương nhiên sẽ bị xem là dở hơi.
.
Thời đại smartphone, thời đại laptop, nhiều thanh niên suốt ngày cắm mặt vào mấy thứ đồ công nghệ đó rồi làm nô lệ cho nó, sinh ra ngáo ngơ.
Có lẽ càng giàu về vật chất thì con người ta càng nghèo về tinh thần.

Comments

  1. 😊 😊 😊 😊 cuộc sống đôi khi luôn có những mặt trái như vậy mà a.. Nơi lạnh nhất ko pải là Bắc Cực mà là nơi... 😊 😊 a tự điền nhớ Tryyy...e thích đọc blog của a ùi đấy 😉

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Những vần thơ hay về Bách Khoa

Có một ngôi trường đã hơn 60 năm tuổi, sinh viên đa phần là con trai ngành kỹ thuật, tưởng chừng như sẽ toàn những tâm hồn khô khan. Thế mà lạ thay, luôn có những vần thơ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng trong đó là đầy tâm tư của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi.

Sự tích Chim Anh Vũ và Củ Sắn Lùi

Tình hình là nhiều bạn thắc mắc tại sao gọi là "Chim Anh Vũ" và "Củ Sắn Lùi", cho nên mình đành phải thuật lại cho các bạn sự tích của hai đồng c hí này.

Chuyện Bán Hàng: Niềm tin của người lạ

Thời sinh viên, tôi có làm một vài nghề, mục đích thì kiếm tiền là phụ, chủ yếu để cho mình "khôn hơn". Một trong số đó, không thể không nhắc đến Bán hàng, nghĩa là tôi tự nhập hàng về và bán lẻ. Thời năm 2016, 2017, nếu ai còn nhớ thì sẽ biết đến cái micro Karaoke hot thời đó. Nó vừa là mic, vừa là loa, chỉ cần kết nối Bluetooth với điện thoại và người dùng tha hồ hát. 1. Vị khách đầu tiên mua của tôi 2 chiếc mic, mỗi tội gọi điện đặt mua đúng lúc tôi đang về quê. Khách hỏi ship ngay được không, thế là tôi lại lóc cóc gọi điện nhờ thằng bạn cùng phòng ship hộ, với hoa hồng chia cho nó là 30.000. Nếu chuyện mua bán ổn thoả ở đó thì chẳng có câu chuyện này để kể. Vấn đề là đơn hàng đầu tiên của tôi thiếu mất sợi dây sạc cho 1 trong 2 chiếc mic, khách gọi thắc mắc. Thế nên tôi hứa hôm sau ra Hà Nội sẽ mang bổ sung. Lần này, tôi tự đi sang, mang theo cả 2 hộp mic mới, đề phòng khách có không ưng ý cái cũ thì đổi cho ngay. Đến nơi, gặp khách đang ngồi trà đá với cậu con trai ở m