Skip to main content

Cách Phân Tích Một Dự Án Blockchain Cho Người Mới

You can see English version in this link.

Bình thường khi đi mua một món đồ gia dụng, chúng ta đều tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, thông số, tính năng, độ bền, giá cả của nó. Đối với blockchain cũng vậy, trước khi xuống tiền đầu tư thì bạn cũng cần tìm hiểu về công nghệ, đội ngũ, tiềm lực tài chính... Để đánh giá một dự án blockchain, mình thường dựa trên 5 khía cạnh sau đây: Công nghệ, Đội ngũ, Tình hình kinh doanh, Truyền thông, Các chỉ số.


1. Công nghệ

Đầu tiên, chúng ta cần biết dự án blockchain đó đang giải quyết vấn đề gì. Mình tạm thời phân loại dựa theo tiêu chí bài toán mà các dự án đang giải quyết, có thể có những dự án không hoàn toàn nằm trong một loại vì nó đang giải quyết nhiều bài toán khác nhau:

  • Tiền tệ: ban đầu Bitcoin được sinh ra với sứ mệnh tạo ra một thứ lưu trữ giá trị, có thể trao đổi, thay thế cho Dollar, VNĐ, Vàng... Tuy nhiên thì hiện tại đã có nhiều dự án ra đời với tiềm năng lớn hơn như Ripple (đã hợp tác với rất nhiều ngân hàng), Stellar (người anh em song sinh của Ripple, hướng đến khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp).
  • Nền tảng phát triển: các dự án này được xây dựng như là công cụ để các lập trình viên có thể phát triển ứng dụng phi tập trung. Đại diện tiêu biểu là Ethereum (dự án lớn thứ 2 sau Bitcoin, được coi là thế hệ blockchain 2.0), Binance Smart Chain (được sở hữu bởi sàn crypto lớn nhất thế giới Binance), Polkadot, Cosmos, Chainlink (dự án blockchain Oracles nổi bật).
  • Fintech: nếu như trong ngành tài chính truyền thống có các lĩnh vực như giao dịch, bảo hiểm, vay và cho vay, quỹ quản lý và đầu tư, thì blockchain cũng đã có những dự án đáp ứng nhu cầu trong từng lĩnh vực đó, ví dụ như Kyber Network, Venus.
  • Trao đổi giá trị: các dự án giúp người dùng tạo ra các sản phẩm để bán như trend NFT, xem quảng cáo nhận được tiền như Basic Attention Token của trình duyệt Brave, chơi game nhận được tiền như Axie Infinity đang làm mưa làm gió gần đây.

Sau khi đã biết dự án đang giải quyết bài toán gì, thì chúng ta cần tìm hiểu xem dự án đang sử dụng công nghệ gì.

Điều làm cho Bitcoin trở nên đắt giá, không bị lạm phát là vì nó sử dụng thuật toán đồng thuận Bằng chứng công việc (Proof of Work - PoW), nghĩa là phải tốn rất nhiều điện năng để khai thác Bitcoin, nó tương tự với quá trình khai thác vàng trong tự nhiên vậy. Tuy nhiên thì PoW ngày càng lộ rõ nhiều nhược điểm như gây hại đến môi trường, vậy nên đa số các dự án gần đây đã chuyển qua dùng Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake - PoS), nghĩa là các node sẽ ký gửi lượng coin của họ để xác thực giao dịch.

Nếu tìm hiểu về dự án nền tảng thì tiếp theo cần quan tâm nó là Layer 1 hay Layer 2. Các dự án Layer 2 như Matic được sinh ra để giải quyết vấn đề về phí và tốc độ giao dịch của Layer 1 như Ethereum.

Một chỉ số quan trọng cần quan tâm nữa là Transaction per seconds (TPS), thể hiện tốc độ xử lý giao dịch của dự án. Nếu như ở ngành tài chính truyền thống, Visa xử lý được 1700 giao dịch mỗi giây thì các dự án blockchain đã có sự tiến bộ vượt bậc khi từ Bitcoin với chỉ vỏn vẹn TPS = 5 đến bây giờ là Solana với TPS = 2000.

Tất cả những thông tin về dự án, các bạn có thể tìm hiểu ở website của dự án cùng với whitepaper (sách trắng).

2. Đội ngũ

Để xây dựng một dự án thành công thì điều kiện cần là có một đội ngũ mạnh đứng sau. Trên website của dự án thường có phần giới thiệu về các thành viên của dự án. Chúng ta có thể xem profile của CEO, CTO và các thành viên chủ chốt. Họ có xuất thân từ các trường đại học, công ty danh tiếng hay không? Họ đã từng có kinh nghiệm xây dựng các dự án blockchain trước đây chưa? Tất cả những yếu tố đó góp phần bảo chứng cho sự thành công của dự án.

Đa số các dự án blockchain công khai mã nguồn, vậy nên chúng ta có thể xem trực tiếp bằng cách tìm kiếm theo cú pháp “tên dự án + github”. Bạn có thể xem đội ngũ của họ có đang thực sự làm việc hay không, tiến độ có tích cực không và có theo sát lộ trình phát triển của dự án (roadmap) hay không.

Tiếp theo nữa là chúng ta có thể tìm hiểu thêm lượng coin được phân bổ cho đội ngũ sáng lập và phát triển là bao nhiêu phần trăm, và nó được khoá đến khi nào. Theo ý kiến cá nhân mình thì lượng coin được khoá trong khoảng thời gian dài như từ 3 đến 5 năm sẽ đảm bảo đội ngũ có đủ động lực theo đuổi dự án dài hơi và làm việc một cách nghiêm túc.

3. Tình hình kinh doanh

Một dự án được đánh giá tốt hay không thì kết quả kinh doanh chính là câu trả lời. Chúng ta có thể tìm hiểu xem lượng user hiện tại của dự án là bao nhiêu. Nếu bạn am hiểu về thị trường, có thể so sánh với các dự án đối thủ cạnh tranh khác.

Với các dự án nền tảng thì cần tìm hiểu thêm về hệ sinh thái của dự án, xem họ còn thiếu những mảnh ghép nào?

Để duy trì dự án thì sức khoẻ tài chính cũng rất quan trọng. Liệu dự án đã huy động được bao nhiêu vốn đầu tư? Các nhà đầu tư là ai? Nếu như nhà đầu tư có tên tuổi và đã có kinh nghiệm đầu tư vào các dự án blockchain thì đó sẽ là điểm tựa vững chắc cho dự án cất cánh.

4. Truyền thông

Mỗi dự án đều có các kênh truyền thông trên Facebook, Twitter, Telegram, Youtube, Discord. Các chỉ số về số lượng người theo dõi, quan tâm dự án cũng sẽ giúp chúng ta đánh giá sức ảnh hưởng của dự án đối với cộng đồng.

5. Các chỉ số

Website coinmarketcap là một nguồn thông tin uy tín để chúng ta tham khảo về các chỉ số của dự án ở thời điểm hiện tại. Ở đây chúng ta có thể tìm hiểu về số coin đã phát hành, tổng cung tối đa, volume giao dịch và vốn hoá thị trường. Phân theo vốn hoá thị trường, tuỳ khẩu vị của nhà đầu tư mà có thể đầu tư vào một trong các loại dự án như sau:

  • Từ 10 đến 300 triệu đô: dự án còn mới và nhiều tiềm năng, tuy nhiên rủi ro cũng là rất cao. Bạn nên cân nhắc và chỉ dành một phần nhỏ vốn vào những dự án như thế này.
  • Từ 300 triệu đến 5 tỷ đô: các dự án đã bắt đầu định hình và phát triển. Tiềm năng cũng là rất lớn.
  • Trên 5 tỷ đô: các dự án đã có vị thế vững chắc trên thị trường.

Ngoài ra thì còn thông tin về các sàn mà dự án đã được list. Binance là một sàn lớn và chọn lọc dự án rất kỹ lưỡng, nên những dự án được list trên Binance thường sẽ được đảm bảo về sự tin cậy và tiềm năng.

Kết luận: Trong thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất rủi ro này, đừng nên FOMO mà hãy dùng một cái đầu lạnh để phân tích kỹ lưỡng chất lượng của một dự án.

Comments

Popular posts from this blog

Những vần thơ hay về Bách Khoa

Có một ngôi trường đã hơn 60 năm tuổi, sinh viên đa phần là con trai ngành kỹ thuật, tưởng chừng như sẽ toàn những tâm hồn khô khan. Thế mà lạ thay, luôn có những vần thơ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng trong đó là đầy tâm tư của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi.

Sự tích Chim Anh Vũ và Củ Sắn Lùi

Tình hình là nhiều bạn thắc mắc tại sao gọi là "Chim Anh Vũ" và "Củ Sắn Lùi", cho nên mình đành phải thuật lại cho các bạn sự tích của hai đồng c hí này.

Chuyện Bán Hàng: Niềm tin của người lạ

Thời sinh viên, tôi có làm một vài nghề, mục đích thì kiếm tiền là phụ, chủ yếu để cho mình "khôn hơn". Một trong số đó, không thể không nhắc đến Bán hàng, nghĩa là tôi tự nhập hàng về và bán lẻ. Thời năm 2016, 2017, nếu ai còn nhớ thì sẽ biết đến cái micro Karaoke hot thời đó. Nó vừa là mic, vừa là loa, chỉ cần kết nối Bluetooth với điện thoại và người dùng tha hồ hát. 1. Vị khách đầu tiên mua của tôi 2 chiếc mic, mỗi tội gọi điện đặt mua đúng lúc tôi đang về quê. Khách hỏi ship ngay được không, thế là tôi lại lóc cóc gọi điện nhờ thằng bạn cùng phòng ship hộ, với hoa hồng chia cho nó là 30.000. Nếu chuyện mua bán ổn thoả ở đó thì chẳng có câu chuyện này để kể. Vấn đề là đơn hàng đầu tiên của tôi thiếu mất sợi dây sạc cho 1 trong 2 chiếc mic, khách gọi thắc mắc. Thế nên tôi hứa hôm sau ra Hà Nội sẽ mang bổ sung. Lần này, tôi tự đi sang, mang theo cả 2 hộp mic mới, đề phòng khách có không ưng ý cái cũ thì đổi cho ngay. Đến nơi, gặp khách đang ngồi trà đá với cậu con trai ở m